- Tin tức
- Tin chăn nuôi
Vĩnh Long: Ngân hàng hỗ trợ cho vay chăn nuôi 3.500 tỷ đồng
Cụ thể, cho vay chăn nuôi bò 1.050 tỷ đồng, chiếm 18%/tổng dư nợ; chăn nuôi lợn 850 tỷ đồng, chiếm 15%; chăn nuôi gia cầm 150 tỷ đồng, chiếm 3%; chăn nuôi khác 250 tỷ đồng, chiếm 4%.
Tính chung cả lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trong năm 2015, doanh số cho vay của Agribank tỉnh Vĩnh Long đạt hơn 6.000 tỷ đồng, số khách hàng vay còn dư nợ là hơn 55.000 khách hàng, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn 5.200 tỷ đồng, chiếm 90%/tổng dư nợ.

Ngân hàng cho biết luôn ưu tiên về vốn và lãi suất cho vay đối với lĩnh vực phát triển nông nghiệp. Cơ chế vay vốn ngân hàng ngày càng thông thoáng, thuận lợi giúp nhà nông và các doanh nghiệp tiếp cận được vốn đầu tư của Agribank.
Tuy nhiên, cũng theo Agribank Vĩnh Long, ngành Chăn nuôi của tỉnh Vĩnh Long còn nhiều khó khăn khiến doanh số cho vay trong chăn nuôi vẫn chưa cao và hiệu quả. Nguyên nhân do ngành Chăn nuôi của tỉnh chưa thực hiện được mô hình liên kết theo chuỗi khép kín từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ; tập quán người dân còn chăn nuôi tự phát, nhỏ lẻ, manh mún; thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa ổn định, giá cả sản phẩm bấp bênh, chưa có chính sách bảo hộ, bao tiêu sản phẩm cho nông dân.
Bên cạnh đó, nông dân chậm chuyển đổi cơ cấu vật nuôi và phương thức chăn nuôi; chưa hình thành các vùng sản xuất tập trung có khối lượng sản phẩm hàng hóa nông sản lớn; chưa tiếp thu được những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới; chậm phát triển cơ giới hóa, sử dụng nhiều lao động thủ công, năng suất thấp, chi phí sản xuất cao không đủ sức cạnh tranh.
Một số khách hàng có nhu cầu vay vốn lớn nhưng không có đủ điều kiện để vay vốn, không đủ vốn tự có tham gia, năng lực quản lý yếu kém, chưa có các dự án khả thi, không có tài sản thế chấp hoặc không đủ tài sản thế chấp cho khoản vay.
Không những vậy, tình hình dịch bệnh ngành Chăn nuôi diễn biến phức tạp, khó kiểm soát, thường xuyên xảy ra trên địa bàn của tỉnh, tiềm ẩn rủi ro, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chăn nuôi của nông hộ.
Thời gian tới, Ngân hàng đẩy mạnh đầu tư cho vay các mô hình kiên kết trong chăn nuôi theo chuỗi khép kín từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản xuất, tăng hiệu quả đầu tư và hạn chế rủi ro. Ngoài ra, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay theo chỉ đạo của Chính phủ nhằm hỗ trợ nông dân vượt qua khó khăn, vươn lên phát triển sản xuất./.
Mới đây, tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt giao Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Long làm chủ đầu tư dự án “Hỗ trợ phát triển chăn nuôi vịt siêu thịt quy mô nông hộ theo hướng an toàn sinh học giai đoạn 2015-2017”. Theo UBND tỉnh Vĩnh Long, Dự án thực hiện trong 3 năm, với tổng kinh phí 1.927.000.000 đồng. |
Tác giả: Diệu Hoa
Nguồn tin: Thời báo Tài Chính
Các tin khác
- Chuyển giao khoa học công nghệ cho nông thôn, ...
- Tăng cường phòng, chống cúm gia cầm lây truyền ...
- Thị trường gà Tết: ẩn số?
- PALD thúc đẩy chăn nuôi miền núi phía Bắc
- Giải quyết triệt để môi trường chăn nuôi
- Hội nhập kinh tế, chia sẻ kinh nghiệm – định ...
- Kiểm tra chuyên ngành chiếm 80% thời gian thông ...
- Chất cấm trong chăn nuôi nguy cấp như ma túy
- Sẽ đóng cửa cơ sở chăn nuôi dùng chất cấm
- Hà Lan hỗ trợ Việt Nam phát triển nông nghiệp ...
- Ngành thức ăn chăn nuôi có nhiều lợi thế trong TPP
- Chăn nuôi nhỏ sẽ đứng vững?
- Phát triển nuôi vịt an toàn sinh học
- Sẵn sàng chăn nuôi vụ tết
- Dự án LIFSAP hỗ trợ ngành chăn nuôi kéo dài thêm ...
- Các trang trại chăn nuôi không lo ngại TPP
- Bàn giải pháp xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi
- Hai Bộ đổ lỗi trách nhiệm để chất tạo nạc hoành ...
- HTX chăn nuôi tốt đầu vào, lúng túng đầu ra
- FDA thừa nhận 50% gà nhiễm độc thạch tín gây nguy ...
STT | Mặt hàng | Hôm nay | Hôm qua |
---|